Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Một số vấn đề lớn sửa đổi Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân
Ngày cập nhật 07/08/2023
(CTTĐT) - Ngày 03/8, tại thành phố Huế, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức hội nghị “Một số vấn đề lớn sửa đổi của luật tổ chức Tòa án nhân dân”. Tham dự có UVTW Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Lê Thị Nga; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân; các ĐBQH, các nhà khoa học, các chuyên gia, các bộ, ngành hữu quan.
Tại hội nghị
Tại hội nghị
 

Phát biểu khai mạc hội nghị, UVTW Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Lê Thị Nga nhấn mạnh, thể chế hóa Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (TAND) đã được Quốc hội thông qua năm 2014, là cơ sở pháp lý quan trọng tiếp tục hoàn thiện về tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tòa án nhân dân.

Tuy nhiên, sau 9 năm thi hành, Luật Tổ chức TAND đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần được sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, nhất là những yêu cầu, nhiệm vụ đã được chỉ rõ trong Nghị quyết số 27 của Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới. Đó là: “Hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến tư pháp, bảo đảm tôn trọng quyền con người và quyền công dân…, bảo đảm tính độc lập của tòa án theo thẩm quyền xét xử, thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật…”.

Quốc hội đã bổ sung dự án Luật Tổ chức TAND (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại kỳ họp tháng 10/2023 và thông qua tại kỳ họp thứ tháng 5/2024. 

Để có đầy đủ căn cứ thực tiễn và lý luận trong việc thẩm tra, hoàn thiện dự án Luật, cùng với việc chủ động nghiên cứu, khảo sát tại nhiều địa phương trong cả nước về thi hành Luật Tổ chức TAND thời gian qua, những ý kiến trao đổi, thảo luận của các vị ĐBQH, các nhà khoa học, các chuyên gia cả về lý luận và thực tiễn, ý kiến của các bộ, ngành hữu quan tại hội thảo là luận cứ quan trọng để có định hướng, quan điểm toàn diện, phù hợp về các nội dung lớn của dự án Luật.

Các đại biểu trao đổi ý kiến tại hội nghị

Tại Hội nghị “Một số vấn đề lớn sửa đổi Luật Tổ chức TAND”, với tinh thần, trách nhiệm cao, các đại biểu đã tham gia thảo luận, trao đổi, đóng góp nhiều ý kiến cụ thể, sâu sắc đối với Dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi).

Các ý kiến tập trung thảo luận một số vấn đề lớn của dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi), gồm: Chức năng thực hiện quyền tư pháp của Tòa án; nhiệm vụ xét xử các vi phạm hành chính; thẩm quyền, trách nhiệm thu thập chứng cứ của Tòa án trong quá trình giải quyết, xét xử các vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự; thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự tại phiên tòa; Hội đồng Tư pháp quốc gia; tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán, chế độ chính sách đối với Thẩm phán; Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án; Hội thẩm...

Tại hội nghị, các đại biểu cho rằng việc lâu nay nhận thức Tòa án nhân dân cấp huyện như 1 đơn vị chức năng thuộc đơn vị hành chính cùng cấp dẫn đến hạ thấp địa vị pháp lý của Tòa án. Do đó thành lập tòa án nhân dân sơ thẩm, Tòa án nhân dân phúc thẩm theo điều 4 dự thảo, tiến tới thành lập tòa án sơ thẩm không theo đơn vị hành chính là cần thiết.

Các đại biểu đánh giá cao nội dung Dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi), cho rằng Dự thảo Luật là kết tinh trí tuệ của tập thể lãnh đạo, Thẩm phán, công chức Tòa án các cấp trên cơ sở nghiêm túc tiếp thu các ý kiến góp ý thiết thực của các cá nhân, tổ chức và thực tiễn tổng kết hơn 9 năm triển khai thi hành Luật Tổ chức TAND năm 2014. 

Các đại biểu tham dự tại hội nghị

 
 
 
 
 
www.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.124.597
Truy cập hiện tại 1.301