Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Festival Thơ Huế với chủ đề “Thơ Huế và di sản”
Ngày cập nhật 28/02/2022

Festival Thơ Huế với chủ đề “Thơ Huế và di sản”

Tối ngày 15/2, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Hội Nhà văn tỉnh phối hợp với Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức chương trình Festival Thơ Huế với chủ đề “Thơ Huế và di sản”. UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã đến dự.
Festival Thơ Huế với chủ đề “Thơ Huế và di sản”
Festival Thơ Huế với chủ đề “Thơ Huế và di sản”

Festival Thơ Huế là một chương trình thi ca của thi sĩ xứ Huế qua các kỳ Festival Huế, hình thành từ năm 2004 đến nay đã 18 năm. Khi Festival qua đi, những chương trình hoành tráng và náo nhiệt qua đi..., cái còn lại “thâm trầm sâu lắng đọng” là những bài thơ viết về Huế của những người yêu Huế. Như hai câu thơ của Thu Bồn: Con sông dùng dằng con sông không chảy/ Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu...

Phát biểu mở đầu chương trình, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc cho biết, Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế có một chiều dài trên 700 năm lịch sử hình thành và phát triển tính từ sự kiện năm 1306 công chúa Huyền Trân với hai châu Ô, Rí thuộc về Ðại Việt. Trong khoảng thời gian khá dài ấy, Huế có gần 400 năm là thủ phủ của xứ Đàng Trong, là kinh đô cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam.

Tại chương trình

Hơn 700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế, lịch sử văn chương xứ sở thi ca này khởi thủy từ một bài thơ. Tháng 9 năm 1353, vua Trần Dụ Tông sai tham tri chính sự Trương Hán Siêu vào trấn giữ Hóa Châu. Thưở đó, ông làm bài thơ “Hóa Châu tác”. Đó là bài thơ thuộc dòng thi ca bác học đầu tiên của Huế.

Từ đó về sau, với những điều kiện lịch sử, nền văn chương Huế có những nét nổi bật với tính bác học và tính tiên phong: Thời Tây Sơn là trung tâm văn học chữ Nôm. Phú Xuân thời Nguyễn là trung tâm văn chương với sự tập trung nhân tài cả nước và nổi bật với sắc thái thi sỹ Hoàng gia: vua và quan lại, hoàng tộc làm thơ. Huế là nơi khởi phát nhiều trào lưu sáng tác mới và có những tác phẩm đỉnh cao: nơi Nguyễn Du ở và sáng tác đến hơn mười năm; những nhà Thơ Mới tề tựu (Thanh Tịnh, Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử…), thơ siêu thực phát triển (Quách Thoại, Võ Ngọc Trác, Ngô Kha…).

Bên cạnh đó, thơ Huế và di sản từ lâu đã là mối liên lạc hỗ tương. Huế có một di sản thi ca thật đặc biệt đó là Thơ trên kiến trúc cung đình Huế. Thơ xuất hiện trên di tích Huế, trên Hoàng Thành, là hơi thở cảm xúc quyện hòa giữa bao thế hệ thi nhân với bao trầm tích văn hóa Huế - Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc cho biết thêm.

Tại chương trình, các đại biểu và những người yêu thơ đã được nghe bài thơ Nguyên Tiêu (Rằm Tháng giêng) của Bác Hồ; ca khúc Mùa xuân nho nhỏ; bài thơ Thu chí của Đại thi hào Nguyễn Du; 3 bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt chạm khắc trong nội thất điện Thái Hòa viết về chủ đề mùa xuân qua bản dịch thơ của nhà thơ Nguyễn Phước Hải Trung;…

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.835.035
Truy cập hiện tại 4.795